Tự áp bức do nội tâm hóa

Trong lý thuyết công lý xã hội, sự tự áp bức do nội tâm hóa (internalized oppression) là khái niệm chỉ việc nhóm bị áp bức tự chống lại mình qua việc sử dụng chính kỳ thị của nhóm gây ra áp bức. Điều này xảy ra khi một nhóm nhận thấy có một sự thua kém về giá trị so với một nhóm khác và mong muốn trở thành giống với nhóm kia. Thành viên của các nhóm bị lề hóa (marginalized) có thể có cái nhìn mang tính áp bức với chính bản thân nhóm mình, hoặc khẳng định lại những định kiến tiêu cực về bản thân nhóm của mình. Có thể thấy sự tự áp bức do nội tâm hóa ở cả cấp độ cá nhân lẫn cấp độ nhóm, và điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn hoặc phân biệt đối xử ngay chính trong nội bộ nhóm.[1]Sự tự áp bức nội tâm hóa cũng có thể tồn tại trong nhóm những người nhập cư và con cháu của họ. Nếu cộng đồng chủ nhà coi thường nguồn gốc dân tộc, ngôn ngữ hay văn hóa của người nhập cư, họ [người nhập cư .ND] có thể cảm thấy mình thấp kém hơn. Điều này có thể dẫn đến sự tự ghét bỏ bản thân (self-hatred), thể hiện qua sự tuân phục (conformity) quá mức với các chuẩn mực thống trị. Người nhập cư cũng có thể phản ứng [với điều đó .ND] qua hòa nhập văn hóatiếp biến văn hóa.[2]